Đồng phục thôi mà…Có cần xịn quá không?
Đây có thể là suy nghĩ của rất nhiều khách hàng khi có quan điểm rằng, đồng phục mục đích chính vẫn là để quảng cáo, màu sắc hình ảnh là chủ yếu, cần gì xịn quá thế?
Nhưng thực tế, khảo sát cho thấy, hiệu suất quảng cáo, truyền thông lại đạt kết quả tốt hơn khi Doanh nghiệp đầu tư chi phí để chọn ra sản phẩm đồng phục loại tốt – chất liệu tốt mà nhân viên của họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, tần suất mặc tự nguyện tăng cao, tỷ lệ tiếp xúc với các đối tượng tại nhiều thời điểm cũng tăng hơn.
Vậy, chúng ta thử tìm hiểu thêm chút về các chất liệu dùng trong đồng phục để nhân viên mặc thấy thoải mái nhỉ.
Chất liệu áo thun đồng phục mang lại sự thoải mái, dễ chịu?
1. Thun cotton 100%
Đây là loại thun có thành phần 100% bông sợi cotton.
- Phân loại theo bề mặt, dùng để sản xuất thường có hai loại là: thun trơn và thun cá sấu (hay được gọi với tên là lascotse)
- Phân loại theo phương co giãn sẽ có thun co giãn 2 chiều (chiều ngang) và thun co giãn 4 chiều (chiều ngang & chiều dọc)
Cách nhận biết: Cũng không dễ gì phân biệt được chất liệu này nếu chỉ nhìn bằng mắt & sờ thông thường. Nhìn chung, để nhận biết, có thể vón 1 nắm áo, áo thun cotton 100% sẽ nhả nhăn chậm, sờ vào cảm giác ẩm tay, xoa trên bề mặt có độ rít không trơn trượt.
Đây là loại vải có giá thành tương đối cao, do đó để cạnh tranh về giá, rất nhiều nhà cung cấp vẫn thường dùng chất liệu cotton pha (thành phần pha tương đối ít, thường nhỏ hơn 15%). Điều này, thì qua quá trình sử dụng, Khách hàng mới có thể nhận ra được.
Điểm nổi trội của áo thun đồng phục cotton 100% là dễ ủi phẳng, mềm mại, co giãn, độ dẻo dai lớn, bông sợi thở nên thầm hút ẩm tốt, dễ chịu với mọi loại da, nguồn gốc từ thiên nhiên giá thành cao.
2. Thun cotton pha poly
Đây là loại thun được pha trộn giữa hai thành phần sợi chính là: cotton & polyester.
Độ dễ chịu và thấm hút mồ hôi được tăng dần theo độ lớn của thành phần cotton. Trên thị trường có các loại thun cotton pha poly như:
- Thun pha: 65% cotton – 35% polyester
- Thun pha: 35% cotton – 65% polyester
Cách phân loại tương tự thun cotton 100%. Là loại thun pha, nên kết hợp được ưu điểm của cả hai chất liệu cotton & polyeter.Để nhận biết chất liệu áo thun đồng phục 65-35 này, sở trực tiếp lên bề mặt có độ bông nhẹ, ít nhăn, giữ phom dáng, độ dẻo dai tốt, mặc bền, dễ chịu với khá nhiều loại da.
3. Thun polyester
Khi nhắc đến loại áo thun đồng phục poly thì nhiều người nghĩ rằng sẽ nóng bức và gây khó chịu. Sự thật thì chất liệu nào cũng có ưu điểm lẫn hạn chế.
Thành phần của nó là 100% sợi polyester nhưng mặc nhẹ, tiện cho các hoạt động vận động ngoài trời, các công việc làm nặng, ra mồ hôi nhiều. Cách phân loại cũng tương tư như thun cotton.
Chính vì đặc điểm không thấm hút mồ hôi, trong điều kiện người sử dụng ra mồ hôi liên tục thì các phân tử nước trên bề mặt vải lại dễ dàng bốc hơi, không đọng ẩm gây khó chịu vùng nách, cổ, gáy,… Ngoài ra, ưu điểm của áo thun đồng phục poly là thời gian sử dụng cực kỳ bền màu, bên sợi, giặt mau khô, không bám bẩn nhiều và không nhăn trong điều kiện giặt cơ bản với nước ở nhiều nhiệt độ khác nhau.
Để nhận diện ra chất liệu này thì cảm giác khi sờ hơi khô, sợi cứng hơn so với chất liệu có thành phần cotton trong đó.
Mỗi chất liệu đều có ưu và nhược điểm. Chọn được chất liệu mà nhân viên sử dụng cảm thấy thoải mái thì phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh sử dụng, tính chất công việc,… nên rất cần sự tư vấn của nhà cung cấp có chuyên môn trong ngành.
Quý khách có thể liên hệ Wemay để có phương án sản xuất đồng phục tốt nhất!